Hiện nay, bất động sản “lai” như shophouse, condotel, hometel, officetel, coworking space… được mùa “nở rộ”. Theo Dia Oc Long Phat dự đoán, trong năm 2020 các sản phẩm bất động sản “lai” trên thị trường sẽ gắn với hai chữ “điều chỉnh” về mặt pháp lý.

2019 – Bất động sản “lai” thành công nhưng “vướng” pháp lý

2019 khép lại cũng được xem là năm “đại thành công” của các bất động sản “lai” khi số lượng giao dịch khả quan, đến từ nhu cầu mong muốn tìm được nơi ở kết hợp kinh doanh của khách hàng và nhu cầu đầu tư đón đầu thị trường.

Tuy số lượng giao dịch khả quan và thu hút được một lượng lớn sự quan tâm của khách hàng nhưng các sản phẩm bất động sản “lai” cũng mang đến nhiều yếu tố rủi ro về pháp lý gây lo lắng cho nhà đầu tư.

Bởi các quy định pháp lý đối với những sản phẩm này chưa rõ ràng, cụ thể cho nên khả năng bị “chế tài” cũng cao hơn so với các sản phẩm “truyền thống” khác.


Condotel – Một trong những sản phẩm bất động sản thu hút khách mua nhưng gặp nhiều khó khăn về pháp lý


Chưa kể, bản chất của các sản phẩm bất động sản “lai”chỉ mang tính chất xu hướng vì vậy qua thời gian, có những sản phẩm sẽ bị đào thải; điều này cũng khiến cho nhiều khách hàng đắn đo khi đưa ra quyết định mua.

Trong quá trình phát triển, tất cả các các sản phẩm bất động sản “lai” thường vướng phải khó khăn về mặt pháp lý bởi các sản phẩm bất động sản cải tiến, đáp ứng nhiều nhu cầu phát sinh của thị trường thì ngày càng tăng nhưng quy định và chính sách của Nhà nước ta thì chưa thể theo kịp.

Theo chuyên gia bất động sản Cong Ty Long Phat, khung pháp lý cho nhiều sản phẩm phát sinh còn chưa rõ ràng và nhất quán. Điều này gây ảnh hưởng đáng kế đến hoạt động giao dịch của các sản phẩm trên thị trường, mặc dù các chủ đầu tư và dự án đều rất nỗ lực trong phát triển sản phẩm và minh bạch hóa hoạt động vận hành của dự án.



Hometel – Sản phẩm mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng nhưng dễ gặp rủi ro khi đầu tư do chưa có quy định pháp luật rõ ràng

2020 các sản phẩm bất động sản “lai” sẽ gặp không ít những điều chỉnh pháp lý

Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thành báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất hướng giải quyết về tình hình đầu tư kinh doanh các công trình xây dựng đa chức năng như: shophouse, condotel, hometel, officetel, coworking space…

Về mặt pháp luật xây dựng, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn theo thẩm quyền cụ thể đối với những loại hình công trình này. Nhưng về pháp luật đất đai, Bộ Xây dựng cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định về việc phân loại và cơ chế sử dụng đất hỗn hợp (vừa sử dụng làm đất ở, vừa là đất thương mại dịch vụ) và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với loại hình bất động sản này.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị bổ sung quy định về thu tiền sử dụng đất đối với đất hỗn hợp để phù hợp với loại hình bất động sản này. Các vấn đề khác như: thời hạn sở hữu, chuyển nhượng hợp đồng, sở hữu đối với người nước ngoài, đầu tư hạ tầng…, sẽ cần sự phối hợp của những cơ quan có liên quan để trình cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét, giải quyết.

Theo nhận định của chuyên gia bất động sản Long Phát, 2020 sẽ là năm “cởi bỏ” vướng mắc cho các sản phẩm bất động sản “lai” nhờ những điều chỉnh pháp lý phù hợp, giúp hạn chế các rủi ro khi giao dịch cho khách mua và góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mạnh.

Đặc biệt là tạo nên nền tảng vững chắc để các chủ đầu tư có thể mạnh dạn triển khai những dự án thiết thực đáp ứng kịp thời nhu cầu và bắt kịp xu hướng thị trường.