Silicones là chất vô cùng phổ biến trong các sảm phẩm chăm sóc tóc nhưng ở Việt Nam không có nhiều bài viết nói về nó. Bài viết này sẽ nói tông quát cho các bạn về Silicones để các bạn đọc hiểu Silicones là gì? các loại Silicones và tại sao trong các sản phẩm chăm sóc tóc lại chứa Silicones?
Vậy Silicones là gì?
Silicones là chất rất phổ biến trong các sản phẩm dành cho tóc như dầu gội, dầu xả, mark tóc, xịt tạo kiểu..v...v.....Người ta thêm Silicones và trong các sản phẩm cho tóc bởi vì nó sẽ như một lớp áo bao phủ tóc làm giảm ma xát giữa các sợi tóc khiến tóc mền mượt, bóng đẹp. Ngoài ra lớp Silicones này còn có tác dụng giữ ẩm, trong thời tiết khô hanh nó sẽ giảm thiểu sự bay hơi của độ ẩm bên trong tóc ra ngoài môi trường. Nhưng nội bất xuất thì ngoại cũng bất nhập, nếu trên tóc có một lớp Silicones sẽ khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc khác sau đó khó thấm vào tóc, dưỡng như không dưỡng. Người ta cũng nêu ra rằng, nếu chúng ta sử dụng các sản phẩm chứa Silicones trong thời gian dài, Silicones sẽ tích tụ trên tóc gây nặng tóc, phá vỡ cấu trúc tóc gây hư tổn.
Các nhà sản xuất. họ hứa hẹn cho chúng ta mái tóc bồng bềnh, khỏe đẹp nhưng sản phẩm đó chỉ cho ta tác dụng tức thời và hầu hết không có lợi về sau. Thế nên những sản phẩm chăm sóc tóc thường mang tính "lừa dối". Làm sao để biết trong sản phẩm bạn dùng có Silicones?
Silicones là tên một tập hợp của rất nhiều chất, trong tên các chất này thường có tận cùng là từ "cone", "conol" hoặc "xane". Và người ta chia ra làm 2 loại Silicones: "Tan trong nướckhông tan trong nước".
Sau đây là danh sách tên các chất Silicones phổ biến:
Silicones không tan trong nước.
Trimethylsilylamodimetheicone
Dimethicone
Phenyl Trimethicone
Cetearyl Methicone
Dimethiconol
Amodimethicon
Stearyl Dimethicone
Cyclomethicone
Cetyl Dimethicone
Cyclopentasiloxane
Behenoxy Dimethicone
Stearoxy Dimethicone
----------- Silicones tan trong nước.
Dimethicone Copolyol
Lauryl Methicone Copolyol
Hydrolyzed wheat protein (Hydroxypropyl Polysiloxane)
tất cả những loại Silicones có từ đầu tiên là "PEG"
(ví dụ: PEG-12 Dimethicone)
------------
Hai loại này có gì khác biệt? Những loại Silicones tan trong nước bạn có thể dễ dàng sử dụng nước để loại bỏ, còn Silicones không tan trong nước thì bạn cần sử dụng những loại dầu gội chứa Sulfates mới có thể lấy đi lớp Silicones này. Như mình đã nói ở mấy trước thì Sulfate hoàn toàn không có lợi cho tóc của các bạn, nhất là những bạn tóc khô, hư tổn vậy nên hãy tránh xa Silicones không tan trong nước.
Vậy còn Silicones tan trong nước thì sao? Cái này phụ thuộc vào tình trạng tóc và cả tình trạng kinh tế của bạn nữa. Thế này nhé, nếu lớp biểu bì của tóc của bạn bị tổn thương (tóc hư tổn) nó sẽ không thể tự giữ độ ẩm nên bạn cần một chất khóa ẩm để giữa độ ẩm trong tóc không bị bay hơi ra ngoài môi trường và chất điển hình, dễ tìm nhất chính là Silicones. Tất nhiên ngoài Slicones ra thì vẫn có những chất khác thay thế nhưng hầu như các sản phẩm kiểu như vậy ở VN rất ít thường thì bạn sẽ phải order từ nước khác (điển hình là Mỹ) về dùng và giá về tới VN sẽ rất cao nên ai có kinh tế ổn định rồi mới có khả năng mua. Kết luận: Có thể sẽ có một số bạn đọc bài này xong sẽ chạy toán loạn nên tìm kiếm sản phẩm chăm sóc tóc Silicone Free, Sulfate Free rồi sau đó lại thất vòng vì ở VN cái thể loại này quá hiếm. Nhưng không sao, để mình gợi ý cho bạn.... Về dầu gội thì có của The Body Shop (mình đã review rồi) đều không có hai chất này. Và mình cũng xin nói luôn là các bạn đừng có kỳ vọng gì vào dầu gội cả đừng mong nó sẽ cho bạn mái tóc bồng bênh, khỏe đẹp, nó chỉ cần làm sạch tốt là ngon rồi. (Khi nào mình có thời gian mình sẽ nói cách DIY sản phẩm làm sạch tóc) Thế dầu xả? Đầu tiên bạn cần biết là không có 1 loại dầu xả nào có Sulfate cả vì nó là chất làm sạch và dầu xả thì không cần đến nó. Đừng có bị mấy anh mỹ phẩm đánh lừa, chai dầu xả mà cứ nghi Sulfate Free, đùa chứ dầu xả nào chẳng Sulfate Free -_-....... Ở VN, ngoài The Body Shop ra thì còn có dầu xả của Yves Rocher là Silicones Free và giá cũng rất OK bạn nên tham khảo thử. Good luck
Nguồn: http://thuyman95.blogspot.com/2015/0...-san-pham.html