Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 27
  1. #11
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0
    Các bác cho em hỏi cái này, mình dùng laptop wifi chuẩn 802.11b/g vẫn bắt được sóng của chuẩn n có phải ko ?

  2. #12
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0
    kiến thức về a/g/n, google có hết

  3. #13
    Trích dẫn Gửi bởi ASROMAGOAL
    Mặc dù wifi chuẩn n hay chuẩn g ở VN bây giờ như nhau cả, nhưng chuẩn n vài năm nữa có sự thay đổi hơn chuẩn g ko nhỉ

    Giống như từ chuẩn b sang chuẩn g vậy.

    hay một 9 một 10.


    nó có đáng để kỳ vọng kô các bạn (kỳ vọng quá trở thành thất vọng) [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]
    Wifi chuẩn N bắt xa hơn chuẩn bg nhiều .... bắt sóng lại mạnh hơn nữa ....

  4. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi duytien
    Wifi chuẩn N bắt xa hơn chuẩn bg nhiều .... bắt sóng lại mạnh hơn nữa ....
    MÌnh vẫn giữ quan điểm từ trước tới nay là chuẩn G và N thực chất chẳng có gì khác biệt đáng kể nếu đường truyền như ở VN. Còn lý thuyết là bắt xa hơn gấp 10 lần, mạnh hơn gấp 10 lần thì mình nghĩ là cái tập đoàn sản xuất ra cái chuẩn N nó quảng cáo quá mức, gấp 3 lần đã là rất phi lý rồi.[IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]
    Thực tế mình thấy nha. Con Router Tenda chuẩn G của mình phát thì cách đó 100 mét bắt chạy vù vù (máy DV2000 wifi chuẩn G), xa hơn nữa mình chưa có điều kiện để thử. Từ đó suy ra với máy laptop chuẩn N nữa thì gấp 10 lần tức là 1km à, hay bèo bọt cũng phải được gấp 3 lần tức là 300 mét. Thực tế mình đối bác nào bắt được đó. Lưu ý là Router của mình mới chuẩn G đó, vậy nếu Router chuẩn N thì bắt được 2km là tối đa à. Cực hài.[IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]
    Còn về việc bắt sóng mạnh gấp 3-10 lần. Cái này các bác lấy ở đâu ra, so sánh về cái gì mà gấp 3-10 lần. Mình đã test rất nhiều lần thấy chẳng có gì khác nhau cả. Duy chỉ có điều mình chưa hiểu được là tại sao trong cùng 1 quán cafe thì có máy bắt được wifi còn có máy lại ko.
    Mình kết luận rằng wifi chuẩn N về lý thuyết là ưu việt hơn so với chuẩn G, nhưng ở thực tế VN mình thì các bác đừng kỳ vọng, sẽ thất vọng đó.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    So sánh các chuẩn Wi-Fi
    (Nguồn: KênhSinhViên.Net)
    Wi-Fi còn có tên gọi khác là IEEE 802.11 (hay ngắn gọn là 802.11) cũng chính là nhóm các tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ kết nối này do liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance: http://www.wi-fi.org) quy định. Hiện tồn tại các chứng thực sau được đưa ra bởi Wi-Fi Alliance:
    Chuẩn
    Phân loại
    Tính năng chính
    Định nghĩa
    Chú thích

    IEEE 802.11
    Kết nối
    Tần số: 2,4 GHz
    Tốc độ tối đa: 2 mbps
    Tầm hoạt động: không xác định
    Chuẩn lý thuyết

    IEEE 802.11a
    Kết nối
    Tần số: 5 GHz
    Tốc độ tối đa: 54 mbps
    Tầm hoạt động: 25-75 m
    Xem thêm 802.11d và 802.11h

    IEEE 801.11b
    Kết nối
    Tần số: 2,4 GHz
    Tốc độ tối đa: 11 mbps
    Tầm hoạt động: 35-100 m
    Tương thích với 802.11g

    IEEE 802.11g
    Kết nối
    Tần số: 2,4 GHz
    Tốc độ tối đa: 54 mbps
    Tầm hoạt động: 25-75 m
    Tương thích ngược với 802.11b, xem thêm 802.11d và 802.11h

    IEEE 8021.11n
    Kết nối
    Tần số: 2,4 GHz
    Tốc độ tối đa: 540 mbps
    Tầm hoạt động: 50-125 m
    Tương thích ngược với 802.11b/g
    Dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 11/2008

    IEEE 802.11d
    Tính năng bổ sung
    Bật tính năng thay đổi tầng MAC để phù hợp với các yêu cầu ở những quốc gia khác nhau
    Hỗ trợ bởi một số thiết bị 802.11a và 802.11a/g

    IEEE 802.11h
    Tính năng bổ sung
    Chọn tần số động (dynamic frequency selection: DFS) và điều khiển truyền năng lượng (transmit power control: TPC) để hạn chế việc xung đột với các thiết bị dùng tần số 5 GHz khác
    Hỗ trợ bởi một số thiết bị 802.11a và 802.11a/g

    WPA Enterprise
    Bảo mật
    Sử dụng chứng thực 802.1x với chế độ mã hóa TKIP và một máy chủ chứng thực
    Xem thêm WPA2 Enterprise

    WPA Personal
    Bảo mật
    Sử dụng khóa chia sẻ với mã hóa TKIP
    Xem thêm WPA2 Personal

    WPA2 Enterprise
    Bảo mật
    Nâng cấp của WPA Enterprise với việc dùng mã hóa AES
    Dựa trên 802.11i

    WPA2 Personal
    Bảo mật
    Nâng cấp của WPA Personal với việc dùng mã hóa AES
    Dựa trên 802.11i

    EAP-TLS
    Bảo mật
    Extensible Authentication Protocol Transport Layer Security
    Sử dụng cho WPA Enterprise

    EAP-TTLS/MSCHAPv2
    Bảo mật
    EAP-Tunneled TLS/Microsoft Challenge Authentication Handshake Protocol
    Sử dụng cho WPA/WPA2 Enterprise

    EAP-SIM
    Bảo mật
    Một phiên bản của EAP cho các dịch vụ điện thoại di động nền GSM
    Sử dụng cho WPA/WPA2 Enterprise

    WMM
    Multimedia
    Chứng thực cho VoIP để quy định cách thức ưu tiên băng thông cho giọng nói hoặc video
    Một thành phần của bản thảo 802.11e WLAN Quality of Service

    IEEE 802.11 chưa từng được ứng dụng thực tế và chỉ được xem là bước đệm để hình thành nên kỷ nguyên Wi-Fi. Trên thực tế, cả 24 kí tự theo sau 802.11 đều được lên kế hoạch sử dụng bởi Wi-Fi Alliance. Như ở bảng trên, các IEEE 802.11 được phân loại thành nhiều nhóm, trong đó hầu như người dùng chỉ biết và quan tâm đến tiêu chuẩn phân loại theo tính chất kết nối (IEEE 802.11a/b/g/n...). Một số IEEE 802.11 ít phổ biến khác:

    IEEE 802.11c: các thủ tục quy định cách thức bắt cầu giữa các mạng Wi-Fi. Tiêu chuẩn này thường đi cặp với 802.11d.

    IEEE 802.11e: đưa QoS (Quality of Service) vào Wi-Fi, qua đó sắp đặt thứ tự ưu tiên cho các gói tin, đặc biệt quan trọng trong trường hợp băng thông bị giới hạn hoặc quá tải.

    IEEE 802.11F: giao thức truy cập nội ở Access Point, là một mở rộng cho IEEE 802.11. Tiêu chuẩn này cho phép các Access Point có thể “nói chuyện” với nhau, từ đó đưa vào các tính năng hữu ích như cân bằng tải, mở rộng vùng phủ sóng Wi-Fi...

    IEEE 802.11h: những bổ sung cho 802.11a để quản lý dải tần 5 GHz nhằm tương thích với các yêu cầu kỹ thuật ở châu Âu.

    IEEE 802.11i: những bổ sung về bảo mật. Chỉ những thiết bị IEEE 802.11g mới nhất mới bổ sung khả năng bảo mật này. Chuẩn này trên thực tế được tách ra từ IEEE 802.11e. WPA là một trong những thành phần được mô tả trong 802.11i ở dạng bản thảo, và khi 802.11i được thông qua thì chuyển thành WPA2 (với các tính chất được mô tả ở bảng trên).

    IEEE 802.11j: những bổ sung để tương thích điều kiện kỹ thuật ở Nhật Bản.

    IEEE 802.11k: những tiêu chuẩn trong việc quản lí tài nguyên sóng radio. Chuẩn này dự kiến sẽ hoàn tất và được đệ trình thành chuẩn chính thức trong năm nay.

    IEEE 802.11p: hình thức kết nối mở rộng sử dụng trên các phương tiện giao thông (vd: sử dụng Wi-Fi trên xe buýt, xe cứu thương...). Dự kiến sẽ được phổ biến vào năm 2009.

    IEEE 802.11r: mở rộng của IEEE 802.11d, cho phép nâng cấp khả năng chuyển vùng.

    IEEE 802.11T: đây chính là tiêu chuẩn WMM như mô tả ở bảng trên.

    IEE 802.11u: quy định cách thức tương tác với các thiết bị không tương thích 802 (chẳng hạn các mạng điện thoại di động).

    IEEE 802.11w: là nâng cấp của các tiêu chuẩn bảo mật được mô tả ở IEEE 802.11i, hiện chỉ trong giải đoạn khởi đầu.
    Các chuẩn IEEE 802.11F và 802.11T được viết hoa chữ cái cuối cùng để phân biệt đây là hai chuẩn dựa trên các tài liệu độc lập, thay vì là sự mở rộng / nâng cấp của 802.11, và do đó chúng có thể được ứng dụng vào các môi trường khác 802.11 (chẳng hạn WiMAX – 802.16).

    Trong khi đó 802.11x sẽ không được dùng như một tiêu chuẩn độc lập mà sẽ bỏ trống để trỏ đến các chuẩn kết nối IEEE 802.11 bất kì. Nói cách khác, 802.11 có ý nghĩa là “mạng cục bộ không dây”, và 802.11x mang ý nghĩa “mạng cục bộ không dây theo hình thức kết nối nào đấy (a/b/g/n)”.

    Hình thức bảo mật cơ bản nhất ở mạng Wi-Fi là WEP là một phần của bản IEEE 802.11 “gốc”.

    Bạn dễ dàng tạo một mạng Wi-Fi với lẫn lộn các thiết bị theo chuẩn IEEE 802.11b với IEEE 802.11g. Tất nhiên là tốc độ và khoảng cách hiệu dụng sẽ là của IEEE 802.11b. Một trở ngại với các mạng IEEE 802.11b/g và có lẽ là cả n là việc sử dụng tần số 2,4 GHz, vốn đã quá “chật chội” khi đó cũng là tần số hoạt động của máy bộ đàm, tai nghe và loa không dây... Tệ hơn nữa, các lò viba cũng sử dụng tần số này, và công suất quá lớn của chúng có thể gây ra các vẫn đề về nhiễu loạn và giao thoa.

    Tuy chuẩn IEEE 802.11n chưa được thông qua nhưng khá nhiều nhà sản xuất thiết bị đã dựa trên bản thảo của chuẩn này để tạo ra những cái gọi là chuẩn G+ hoặc SuperG với tốc độ thông thường là gấp đôi giới hạn của IEEE 802.11g. Các thiết bị này tương thích ngược với IEEE 802.11b/g rất tốt nhưng tất nhiên là ở mức tốc độ giới hạn. Bên cạnh đó, bạn phải dùng các thiết bị (card mạng, router. access point...) từ cùng nhà sản xuất.

    Khi chuẩn IEEE 802.11n được thông qua, các nốt kết nối theo chuẩn b/g vẫn được hưởng lợi khá nhiều từ khoảng cách kết nối nếu Access Point là chuẩn n.

    Cần lưu ý, bất kể tốc độ kết nối Wi-Fi là bao nhiêu thì tốc độ “ra net” của bạn cũng chỉ giới hạn ở mức khoảng 2 mbps (tốc độ kết nối Internet). Với môi trường Internet công cộng (quán cafe Wi-Fi, thư viện...), ắt hẳn lợi thế tốc độ truyền file trong mạng cục bộ xem như không tồn tại. (ST)


  6. #16
    wifi chuẩn 802.11n có tốc độ khá,
    test với router bình dân Tenda W311R 150Mbps, LAPTOP Acer đạt cách router 2m (chưa rãnh test ở khoảng cách xa).
    copy file từ PC --> switch 100Mbps --> Tenda W311R --> LAPTOP , speed đạt ~ 9MB/s , ngang với tốc độ copy file giữa 2 PC nối nhau bằng cáp đồng 100Mbps.

    nếu đầu tư router 802.11n 300Mbps có port Gigabit kết nối vào mạng Gigabit có thể sẽ phát huy hết tốc độ của wifi-n

    hình test

  7. #17
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Việt nam thì đúng là không nhận ra dc sức mạnh của chuẩn N chứ e thấy ở thư viện trường e dùng chuẩn N thì tốc độ rất nhanh và kết nối xa, khoảng 20-30m, tốc độ down khoảng 4-6Mb/s, nếu vắng người thì có thể lên dc đến 8-10Mb/s. Với lại dùng modem chuẩn N tại nhà cũng có tác dụng rất hợp lí là mình có thể ngồi bất kì chỗ nào trong nhà để kết nối mạng chứ không phải như chuẩn G, chỉ trong phạm vi 1 phòng với bán kính khoảng 3m đổ lại thôi.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wink
    Việt nam thì đúng là không nhận ra dc sức mạnh của chuẩn N chứ e thấy ở thư viện trường e dùng chuẩn N thì tốc độ rất nhanh và kết nối xa, khoảng 20-30m, tốc độ down khoảng 4-6Mb/s, nếu vắng người thì có thể lên dc đến 8-10Mb/s. Với lại dùng modem chuẩn N tại nhà cũng có tác dụng rất hợp lí là mình có thể ngồi bất kì chỗ nào trong nhà để kết nối mạng chứ không phải như chuẩn G, chỉ trong phạm vi 1 phòng với bán kính khoảng 3m đổ lại thôi.
    Chuẩn G gì mà tệ vậy, cục WIfi chuẩn G của mình phát trong phạm vi 2 tầng lận, tuy nhiên tốc độ, có 54Mbps quá chậm,

  9. #19
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    đơn giản là việc bắt wifi ko dựa vào khoảng cách mà còn dựa vào các yếu tố như vật cản,loại ăng-ten mà bạn dùng và có nhiễu sóng hay không.thường thì nhà sản xuất test sản phảm trong môi trường tối ưu,nghĩa là ko có các yếu tố cản trở trên(tất nhiên có quăng bom 1 chút cho nhiều người mua):timebomb::timebomb::timebomb: nhưng thực sự ưu điểm của chuẩn n so với chuẩn a/b/g là không thể chối cãi
    1/speed :300mbps-hơn hẳn 50mbps của chuẩn g(tất nhiên tốc độ kết nối mạng là do tiền bạn bỏ ra sử dụng đường truyền nào nhé)
    2/2 băng tầng 2mhz và 5mhz
    3/khả năng bắt sóng tốt hơn
    4/hỗ trợ 802.11h-chống nhiễu cho băng tầng 5mhz

    còn về việc chung tiệm net mà có máy bắt dc có máy ko là do vị trí ngồi có gần vật gay nhiễu hay không,cũng có thể do lag mạng hay đứa nào xài netcut, hoặc đơn giản là người ngồi xa người ngồi gần access point hay còn tùy vào khả năng bắt sóng của máy bạn

  10. #20
    Mặc dù mình có chuẩn G từ thằng TP Link 108M, phat quanh nhà 100m chỗ nào cũng có sóng, download thì ở VN với đường truyền như vậy N và G tương đối giống nhau, trừ khi bạn nào dùng Cable quang tốc độ khủng,
    Mặc dù vậy hôm nay mình phải sắm thêm em chuẩn N, vì mình cần phải kết nối wifi từ PC ra Appletv để phát phim HD 15G 1080p = XBMC.
    chẳng hạn. nếu chuẩn G thì buferring khi xem phim HD MKV có dung lượng lớn, còn N chấp hết, xem mượt mà

Các Chủ đề tương tự

  1. Tôi trị tóc rụng nhiều trong 2 tuần nhờ học "bí kíp" của bà nội
    Bởi baovietht trong diễn đàn Mua Bán Thời Trang
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-21-2015, 09:41 PM
  2. Tôi trị tóc rụng nhiều trong 2 tuần nhờ học "bí kíp" của bà nội
    Bởi sctvit trong diễn đàn Mua Bán Thời Trang
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-21-2015, 06:05 PM
  3. Cần tư vấn mua lap giá dưới 25-27tr " ưu tiên asus và các hãng chuyên game "
    Bởi chiviyeuem1905 trong diễn đàn Rao Vặt Tổng Hợp
    Trả lời: 17
    Bài viết cuối: 09-25-2014, 04:37 PM
  4. Cùng sáng tạo "nghệ thuật" cho móng tay
    Bởi tiengiabao trong diễn đàn Mua Bán Thời Trang
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 08-29-2014, 07:02 PM
  5. "Hóa trang" cho móng tay mùa Halloween
    Bởi thaonhi12 trong diễn đàn Mua Bán Thời Trang
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 10-25-2013, 07:16 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •