Chủ tịch SSI: “Cứu bất động sản bằng thanh khoản, không phải bằng giữ giá”
Trong cuộc trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, ngành kinh doanh nào gặp khó khăn thì các chính sách cũng cần hỗ trợ. Và hỗ trợ để tạo thanh khoản tại mức giá mà cung - cầu gặp nhau, chứ không phải hỗ trợ để giữ giá.
Ông Hưng cũng cho rằng, không thể cứu giá bất động sản dat nen binh duong , hay giá chứng khoán được. Nếu cứu giá sẽ lợi cho người bán và thiệt cho người mua, do đó, nếu muốn cứu bất động sản hay chứng khoán thì quan trọng nhất là phải tạo ra thanh khoản cho thị trường.

Ông Nguyễn Duy Hưng: "Ngành kinh doanh nào gặp khó khăn thì các chính sách cũng cần hỗ trợ. Và hỗ trợ để tạo thanh khoản tại mức giá mà cung - cầu gặp nhau, chứ không phải hỗ trợ để giữ giá"
Hiện thị trường đang khá sôi nổi với tranh luận về việc có nên cứu thị trường bất động sản hay để thị trường bất động sản “rơi tự do”. Là một người hoạt động trong ngành chứng khoán, cũng có nhiều thời điểm ngành này tưởng như không có lối thoát, vậy theo ông có nên cứu một ngành nào đó khi nó gặp khó khăn thực sự?
Theo tôi, bất cứ ngành kinh tế nào khi gặp khủng hoảng dẫn tới chết mà ảnh hưởng chung tới nền kinh tế thì cũng nên cứu. Nhưng, cứu và cứu thế nào là hai câu chuyện khác nhau.
Ngành thủy sản, ngành chứng khoán... cũng có lúc “chết” và đều ảnh hưởng đến những người hoạt động trong lĩnh vực đấy. Để ổn định an sinh xã hội can ho diamond lotus thì chắc chắn phải có chính sách để cứu ngành đó sống. Để cứu được thì phải cứu bằng gói hỗ trợ, bằng những chính sách. Nếu cứu bằng gói hỗ trợ thì câu chuyên luôn luôn có tranh chấp về việc cứu vào đâu, dùng tiền ở đâu và cứu ai.
Ví như ngành chứng khoán tôi đang hoạt động, nếu như thấy giá xuống thì không thể cứu bằng cách đưa ra khoản tiền của Chính phủ để giữ giá, đấy không phải là cách để cứu.
Muốn cứu thì phải làm sao để cung cầu gặp nhau, tạo điều kiện về chính sách cho nhà đầu tư để họ nhìn thấy cơ hội, tạo cung cầu gặp nhau thì có giao dịch, khi có giao dịch thì ngành đó sẽ sống.
Theo tôi, không phải giá cứ lên thì ngành đó mới sống và giá cứ xuống thì ngành đó chết. Quan điểm đó là không đúng.
Tóm lại, bất cứ ngành nào gặp khó khăn thì đều cần hỗ trợ, cứu, tuy nhiên việc cứu đó phải minh bạch. Không thể cứu giá bất động sản can ho vung tau , hay chứng khoán được. Nếu cứu giá sẽ lợi cho người bán và thiệt cho người mua. Điều quan trọng, theo tôi, là phải tạo ra thanh khoản ở mức giá cho cung cầu gặp nhau.