Các chính sách quá “khoai” nối tiếp nhau chào đời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường BĐS đất nền bình dương. Đầu tiên là Nghị định 69, quy định về mức giá đền bù, bồi thường đất theo giá thị trường khiến giá đền bù giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án đội lên cấp số nhân dẫn đến tăng chi phí đầu tư gấp nhiều lần. Sự ra đời của Nghị định này đi kèm theo nhiều vướng mắc, tranh cãi trong quá trình thực hiện đã làm thay đổi hệ số giá của thị trường BĐS.

Tiếp sau Nghị định 69 là sự ra đời của Nghị định 71 và Thông tư 16 của Bộ Xây Dựng. Đây được xem là một “cứu cánh” để “mở nút” cho thị trường BĐS, giúp các chủ đầu tư và giới kinh doanh nói chung thoát khỏi sự bế tắc. Bởi vậy, nó vừa chào đời đã được đón nhận như một chính sách giúp thị trường minh bạch và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, cả Nghị định và Thông tư này đã nhanh chóng “chết yểu” khi đi vào cuộc sống. Theo phản ánh của các nhà đầu tư thì một số quy định còn thiếu thực tế, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn như siết chặt việc “mua bán nhà trên giấy”, hạn chế chuyển nhượng bất động sản khi chưa có hợp đồng mua bán, hạn chế số lượng đầu tư của các hộ gia đình hay cá nhân khi tham gia góp vốn… khiến cho thị trường BĐS không những không sáng sủa như mong đợi mà ngày càng đi vào ngõ cụt, chưa thể tìm ra lối thoát. Cùng với đó là thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước cũng gây ảnh hưởng xấu đến thị trường BĐS đất nền chợ bến cát 2. Từ khi thông tư này ra đời, các ngân hàng bắt đầu thu hẹp tín dụng, cho vay ngắn hạn để đảm bảo an toàn nguồn vốn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp địa ốc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong khâu huy động vốn, thậm chí các chủ đầu tư và kể cả khách hàng cũng “bó tay” trong việc vay vốn để mua nhà. Trước đó, đã có nhiều chuyên gia BĐS lạc quan khi nhận định: thị trường chứng khoán về “mo”, thị trường vàng bấp bênh, bất ổn sẽ là cơ hội để nguồn tiền tìm về với BĐS. Song, nhìn nhận này đã không đúng khi thị trường BĐS còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro khiến cho nhà đầu tư rụt rè, e ngại.

Năm 2011 cũng là năm đánh dấu sự chấm hết của các các nhà đầu tư dat nen cho ben cat 2 “lướt sóng”. Bởi giá chào bán của các chủ dự án khi tung ra thị trường đã ngất ngưởng, không còn “đất” cho nhà đầu tư thổi giá lên vùn vụt như những năm về trước. Thậm chí, nhiều dự án, giá bán ban đầu còn cao, dần dần giảm giá đến vài chục phần trăm mà thị trường vẫn im hơi lặng tiếng. Năm 2011 cũng là năm “hết thời” của những nhà môi giới “tài năng” bởi sự mua nhà trên giấy đã lùi xa vào dĩ vãng. Các dự án chung cư theo quy định phải xong phần móng mới được mua bán đã khiến cho các giao dịch trở nên chìm lắng và diễn ra chậm chạp hơn rùa bò. Thêm vào đó là việc ủy quyền công chứng định đoạt bị xóa bỏ cũng là nguyên nhân góp phần tạo nên độ “lạnh” cho thị trường này. Bằng chứng là tại hà Nội và TP. HCM, thị trường căn hộ chung cư và đất nền trầm lắng đến mức ảm đạm từ đầu năm và cho đến cuối năm vẫn chưa có một tín hiệu khả quan nào. Thậm chí có những sàn giao dịch không bán được sản phẩm nào trong một tháng, mặt dù các chủ đầu tư không ngại tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà hấp dẫn, kéo dài thời gian thanh toán không tính lãi…