Hội vật làng Hà tổ chức thường niên vào ngày mồng bảy Tết. Các bô lão làm lễ đình từ sáng sớm, sau đó nổi trống báo hiệu khai mạc hội vật, kêu gọi đám đông tề tựu đông đủ để cùng cổ vũ. Hội vật diễn ra trước sân đình, trên khoảnh sân có cây đa cổ thụ xanh rì. Từng cặp đô vật ra trình làng bằng cách múa chào, trước khi bắt đầu trận đấu thì “xe đài”, “múa hạc” – hình thức khởi động cơ thể mang tính nghệ thuật đầy vui nhộn. Mỗi đô vật thỏa sức khoe khéo từng miếng võ độc đáo của mình qua các màn chào sân này.\\


Mọi người với mọi lứa tuổi đều có thể đăng ký tham gia hội vật. ( Nguồn: Internet
)

Già trẻ lớn bé đều có thể đăng ký tham gia. Tuy chỉ là cuộc vật “dọn bãi” nhưng nhờ tính gay cấn mà dân tình vẫn ủng hộ nhiệt tình. Cặp đô vật dính lấy nhau, gồng hết sức đùn nhau khiến đám đông giãn ra theo từng diễn tiến của cuộc đấu. Thế trận càng trở nên căng thẳng hơn khi tiếng hò reo, tiếng trống chiêng nổi lên dữ dội. Không chỉ dân làng mà khách thập phương kéo đến làng Hà dịp này cũng đông vô kể, khiến quy mô cuộc đấu dường như càng được mở rộng thêm ra.


Hội vật làng Hà được rất đông người dân ủng hội nhiệt tình ( Nguồn: Internet )

Thách đấu giữ giải là lề lối ở hội vật làng Hà. Bất kỳ ai khi chiến đấu khiến cho đối phương ngã lầm lưng, trắng bụng, ra khỏi vòng xới, bị nhấc bổng lên khung đều là người hùng của trận đấu. Tiếng trống cắc, tùng với các hồi trống khác nhau là mệnh lệnh của hội vật.


Để chiến thắng không chỉ cần có dũng mà cũng cần phải có trí. ( Nguồn: Internet )

Chiến thắng hội vật không chỉ cần dũng, phải có cả trí. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi xảy ra những tình huống “tréo ngoe” như gầy thắng béo, bé thắng lớn, già thắng trẻ. Dù mỗi năm chỉ diễn ra một lần nhưng hội vật làng Hà khiến bao nhiêu người say mê đến mức bỏ cơm trưa, quên bữa chiều, chỉ để nán lại đến phút chót xem ai là người chiến thắng.
Nguồn: http;//dulichtamdao.net