Đau nhưng… cần!

Ông Lê Văn Hinh, nguyên Trưởng phòng phân tích kinh tế vĩ mô Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Việc đầu tư BĐS theo trào lưu về mặt lý thuyết không có gì sai cả. Trong điều kiện bùng nổ giá BĐS thì với điều kiện thị trường kém minh bạch như Việt Nam (nhất là thiếu thông tin), người dân có khuynh hướng chạy theo đám đông (đầu tư theo trào lưu) là tất yếu và điều đó làm cho quả bóng đã căng lại càng được bơm căng... dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Điều này phản ánh một nền kinh tế kém hiệu quả và theo mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên (đất đai) và trào lưu đầu cơ, chấp nhận rủi ro quá mức... trong điều kiện quản lý hạn chế của các doanh nghiệp BĐS, hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Tình trạng phá sản khi đầu tư quá mức, chấp nhận rủi ro quá mức có thể là đau đớn nhưng là cần thiết cho quá trình cải cách và hướng tới sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn trên phạm vi một quốc gia (trong đó có đất)".

Cũng theo ông Lê Văn Hinh, Nhà nước cần có chính sách hợp lý để dòng vốn chảy vào khu vực BĐS đất nền bình dương một cách có kiểm soát, theo quy hoạch quốc gia. Nhà nước làm tốt việc quy hoạch quốc gia về đất đai, đảm bảo minh bạch, không thay đổi quá mức, không gây các cú sốc quá mức... thì BĐS sẽ được sử dụng hiệu quả mà doanh nghiệp BĐS cũng không "dính sốc". Về nguồn cung vốn là khu vực ngân hàng cũng cần được cải cách, nhất là năng lực lọc các dự án, ngăn chặn dòng tiền chảy quá mức vào khu vực "điên khùng" là cho vay dưới chuẩn. Hiện tại, chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN là tương đối tốt, đang hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất vật chất thực sự nhằm hạn chế đầu cơ. Việc đảm bảo hiệu quả đồng vốn xã hội, ngăn chặn tình trạng bong bóng BĐS, có thể giảm lãi suất ngân hàng để phục vụ cho các dự án sản xuất thực sự sẽ khiến cho vốn không chảy quá mức vào BĐS như thời gian vừa qua.

Một số chuyên gia khẳng định, năm 2012, thị trường BĐS dự án golden center city sẽ còn nhiều khó khăn nên xu hướng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ. Họ cũng cho rằng, BĐS "chết" theo dây chuyền không có nghĩa là các ông chủ lớn từng “thổi bong bóng” mất trắng. Mà có thể họ và những người liên quan đã kiếm đủ và quá nhiều so với những gì họ bỏ ra qua những thời điểm thị trường này thăng hoa. Chỉ có các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại và lớn hơn là cả nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và kéo dài của một thời đầu tư phong trào, kiếm lợi tốc hành của một nhóm người. Hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đang "chết" dây chuyền, thì các ông chủ lớn nghỉ ngơi chờ một cơ hội mới.