Một trong những điểm thú vị khi tới Nhật Bản đó là ghé thăm các khu đền chùa, lâu đài cổ kính, với kiến trúc cổ đại vô cùng tinh tế và tuyệt đẹp. Một trong những nơi bạn không nên bỏ qua khi đến với Xứ sở Hoa anh đào đó là lâu đài Himeji với nét đẹp quyến rũ; tuy trầm mặc và rêu phong nhưng không mất đi nét mềm mại, uyển chuyển của phong cách kiến trúc xưa. Cùng taxi san bay gia re ghé qua và khám phá nhé!

Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm 1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là "Ba tòa thành quý của quốc gia (tiếng Nhật: 三大国宝城, "tam đại quốc bào thành")". Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.
Thành Himeji được xây dựng vào năm 1346 bởi Akamatsu Sadanori, một samurai. Lâu đài được xây dựng vào thời kỳ hoàng kim của kiến trúc lâu đài và thành quách Nhật Bản (bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ XVI), Lâu đài Himeji là một công trình được bảo tồn tuyệt hảo và trên hết, nó là đại diện xứng đáng cho tất cả các lâu đài trên khắp Nhật Bản

Điểm đặc biệt nhất của lâu đài này là hệ thống phòng thủ bằng mê cùng độc đáo và rắc rối. Để có thể lên đến tòa lâu đài chính, người ta sẽ phải vượt qua hàng loạt các cánh cổng, sân trong, đường ngang ngõ tắt. Vì vậy, những tên trộm không rõ địa hình sẽ đi nhầm vào các ngõ cụt và dễ dàng bị tóm gọn.
Nhìn từ trên xuống, chúng ta có thể thấy bình diện lâu đài Himeji như một ốc đảo hình bầu dục. Viền bên ngoài là một hào nước sâu, bao quanh lâu đài là một bức tường đá, rồi đến hàng cây, chủ yếu là tùng bách viền quanh. Ngoài cùng, bao bọc lấy cả lâu đài là một khu công viên rộng rãi.
Lâu đài có 6 tầng và được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, để chống cháy người ta đã chát thạch cao lên các bức tường. Những cột gỗ được sử dụng đều có đường kính lớn và độ chịu lực cao, có những cột gỗ to được xác định có niên đại 780 năm, thuộc loại bách đại cổ thụ.

Một trong những lý do khiến Himeji thu hút sự chú ý đông đảo du khách đó là sự tồn tại của giếng nước bị ma ám trong khuôn viên của tòa lâu đài. Giếng nước gắn liền với lời đồn của linh hồn của một cô gái đánh chết oan không thể siêu thoát có tên là Okiku. Thi thể của Okiku bị vất xuống giếng, tên của cô cũng được lấy để đặt tên cho giếng nước này. Người ta kể rằng, hàng đêm Okiku vẫn hiện về khóc lóc và gào thét vì sự oan ức của mình.

Mặc dù được xây dựng từ năm 1346, và tồn tại suốt hơn 600 năm qua, lâu đài Himeji vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy của mình. Năm 1993, Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đây cũng là "tam đại quốc bảo thành" của Nhật Bản bên cạnh lâu đài Matsumoto và lâu đài Kumamoto.