Đến hẹn lại lên, hàng loạt dự án “chết lâm sàng” ở Hà Nội lại có cơ hội hồi sinh nhờ tìm được vốn bằng hình thức mua bán dự án hoặc kêu gọi đầu tư. Nhiều dự án đã thay tên đổi họ, thậm chí thay hình đổi dạng trước khi tung ra thị trường chờ thời cơ.

Bình mới, rượu có mới?

Dự án gần đây nhất được thay tên là The Vesta Hải Phát, tọa lạc tại khu vực vành đai 3 – Cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Dự án trước đây có cái tên dài loằng ngoằng là Nhà ở xã hội Phú Lãm, do Công ty CP đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư. Dự án này là một sản phẩm mũi nhọn trong bước đường chinh phục phân khúc nhà ở trung bình của Hải Phát INvest. Cùng với các dự án cùng dòng The Vesta tại quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh xuân,...

Tuy nhiên, tham vọng của HaiPhat Invest gặp trắc trở lớn khi loạt dự án này rơi vào cảnh trầm kha, ế ẩm. Chỉ duy nhất The Vesta Thạnh Lộc hiện đã bàn giao nhà nhưng cũng dính nhiều tranh chấp, kiện tụng. Cổ đông lớn nhất của HaiPhat Invest là một tỷ phú người Singapore lập tức thoái vốn, khiến doanh nghiệp này rơi vào khó khăn tài chính. Kéo theo sự trầm ế của dự án The Vesta Premium Khang Việt.

Khởi công từ giữa năm 2015 và dự tính bàn giao vào quý II/2017, dự án này khi đó được Viva Land phân phối, tổ chức tiếp thị rình rang với số lượng giao dịch “ảo” ấn tượng. Tuy nhiên, thông tin tiêu cực từ phía chủ đầu tư đã bị rò rỉ và dự án ế ẩm trầm kha.



Thiếu vốn, dự án khởi công vốn rồi im lìm gần một năm qua khiến người mua nhà lo lắng. Thông tin mới nhất là ĐXMB đã nhảy vào thế chỗ Viva Land để phân phối. Dự án lập tức được thay bằng cái tên mới và ấn tượng hơn: The Vesta. Cùng những thông tin mới được chỉnh sửa hoành tráng hơn. ĐXMB là doanh nghiệp chuyên mua dự án. Có vẻ như “ông lớn” này vẫn có một chút dè dặt khi chỉ ký hợp đồng phân phối chứ không mua đứt dự án này.

Theo thông tin Dân Việt có được, ĐXMB chỉ rót vào dự án 14 tỷ đồng. HaiPhat Invest vẫn là chủ đầu tư. Với năng lực hiện tại của đơn vị này, dự án thay tên liệu có “đổi vận” hay không, liệu có về đích đúng tiến độ hay không vẫn còn là câu hỏi lớn. Động thái tích cực nhất sau cú bắt tay này là ngân hàng Techcombank đã ký hợp tác bảo lãnh dự án.

Thay tên kèm… “phẩu thuật thẩm mỹ”

Một siêu dự án căn hộ vừa được tung ra thị trường Hà Nội trong thời gian gần đây là Chung cư HPC Landmark (quận Hà Đông, Hà Nội) với số vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD, tổng số căn hộ lên đến 8.000 căn. Dự án này có các tiện ích như biển nhân tạo, quảng trường nước và ánh sáng, đường hoa đi bộ trên không, hồ bơi thác nước hai tầng…. Chỉ riêng công trình tiện ích đã được đầu tư với tổng kinh phí trên 20 triệu USD.

Thực chất, đây là dự án CT2 Usilk City của đại gia Sông Đà Thăng Long có hình chiếc vương miện nổi tiếng. Khởi công từ tháng 7.2010 và dự kiến hoàn thành sau 17 tháng, ông chủ Phát Đạt khi đó đặt tham vọng tạo lập vị thế khổng lồ bằng siêu dự án này, sau thành công của The Everich. Không may, dự án bung ra đúng thời điểm “bong bong” của thị trường. Trầm kha ế ẩm, vốn đầu tư khổng lồ chôn xuống đất, dự án chết ngắc ngoải từ đó đến nay, kéo theo cơn bỉ cực nợ nần của Phát Đạt.

Thay tên Usilk thành HPC Landmark 105 và dốc tiền làm cuộc cách mạng tiện ích. Các ông chủ không chỉ thay tên đổi họ, mà còn “phẩu thuật thẩm mỹ” thay đổi bộ mặt của dự án này. Vấn đề nằm ở chỗ hình hài của chiếc vương miện khổng lồ đã “găm” vào tâm lý của người mua nhiều năm. Dự án đã thi công phần móng và không thể thay đổi, hình ảnh chiếc vương miện liệu sẽ tác động như thế nào đến tâm lý người mua thì còn phải chờ đợi.

Với sự hợp tác này, Phát Đạt đã tìm được phao cứu sinh để nuôi hy vọng khôi phục được địa vị. Trong khi đó, bên dốc tiền vào dự án là An Gia Investment, một tên tuổi mới nổi của làng địa ốc, sau hàng loạt thành công với các chuỗi dự án, ông chủ của thương hiệu này có vẻ muốn vươn tầm thành “cá mập” thâu tóm dự án. Một chuyên gia địa ốc giấu tên cho rằng An Gia đang đi nước cờ mạo hiểm.



Thực chất, chống lưng phía sau thương vụ này là quỹ Creed Nhật Bản, đối tác vừa rót 300 triệu USD vào An Gia. Ông lớn này đầu tư vào An Gia theo hình thức cổ phiếu hoán đổi. Nếu thành công với dự án The Vesta, phần lãi vay của Creed sẽ được chuyển thành cổ phiếu, khi đó vốn ngoại sẽ phình to bên trong An Gia và vốn các ông chủ Việt sẽ teo hẹp lại. Với số vốn khủng đầu tư vào dự án, một cú “sẩy chân” hoàn toàn có thể khiến thương hiệu đang lên này bị “nuốt” vào tay quỹ ngoại.

Tuy nhiên, thương hiệu của Hải Phát vẫn là cơ sở để dự án Usilk ngày trước và HPC Landmark có hy vọng “hồi sinh”. Một dự án thay tên đổi họ và “phẫu thuật nhân dạng” đang bao hàm số phận của hai tên tuổi lẫy lừng làng địa ốc. Tất cả, đang hồi hộp chờ tín hiệu từ thị trường.
Theo NDH.