Sau khi mua lại tòa dinh thự, Bảo Đại cho sửa chữa lại. Khi còn sống, ông Nguyễn Đức Hòa, người hầu cận thân tín của Quốc trưởng Bảo Đại từng kể, quá trình sửa sang tòa nhà nhóm lao động đã phát hiện ra đường hầm bí mật, những người này nhận được lệnh phải giữ kín về hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.

>>> Tham khảo thêm dự án Gold Season

Theo các nhà nghiên cứu, đường hầm này đã được người Nhật bí mật đào để chuẩn bị cho cuộc đảo chính Pháp năm 1945. Hầm được đào xuyên qua các đồi thông hơn 3 km với nhiều ngóc ngách, từ Dinh I sang Dinh II (Dinh Toàn quyền Decoux). Chạy dọc đường ngầm có nhiều nhánh vào một số biệt thự trên đường Paul Doumer (nay là đường Trần Hưng Đạo) với mục đích bắt sống các quan người Pháp trong dinh và các biệt thự. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu công bố người Nhật cho đào hệ thống đường hầm từ bao giờ.



Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Quốc trưởng Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa. Riêng với Dinh I, Ngô Đình Diệm cho người gia cố đường hầm đã có từ trước ở phía dưới tòa nhà bằng đá, bêtông, cốt thép kiên cố.

Đường hầm bắt đầu từ phòng ngủ của Tổng thống, được ngụy trang sau giá đựng sách, khi có biến cố chỉ cần đẩy cánh cửa bí mật, đường hầm cao 2 m lộ ra, dẫn xuống 3 phòng (phòng của Tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ) nằm sâu dưới lòng đất 10 m.

>>> Xem thêm dự án HDI Sunrise

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, cứ vài mét dưới đường hầm lại có một cánh cửa thép để ngăn cản mối nguy khi bị truy đuổi. Phía trong hầm cũng có hàng loạt lỗ châu mai có thể nhìn ra ngoài nhưng bên ngoài không thể nhìn vào trong. Từ ba căn phòng dưới tầng hầm, đường ngầm tiếp tục hướng ra phía sau dinh thự khoảng 100 m, nơi luôn có chiếc trực thăng đợi sẵn đề phòng khi xảy ra biến cố.


Theo Xaluan.