Đăng ký nhãn hiệu là việc làm không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp nếu như muốn bảo vệ độc quyền cho nhãn hiệu của mình. Nếu doanh nghiệp không muốn bị người khác ăn cắp nhãn hiệu, làm nhái sản phẩm của doanh nghiệp mình thì cần phải biết thủ tục đăng kí nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam dưới đây.

1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy, dễ nhận biết dưới dạng chữ cái, chữ số hoặc hình ảnh; là dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp giúp phân biệt được hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Có nhãn hiệu thì khi ai đó nhắc đến nhãn hiệu nào là mọi người có thể biết ngay đó là sản phẩm của doanh nghiệp nào.

2. Đăng kí nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần và rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp với mục đích bảo vệ nhãn hiệu riêng của doanh nghiệp mình. Nhãn hiệu không chỉ nổi tiếng ở hiện tại và còn giúp doanh nghiệp đó phát triển trong cả tương lai. Nhờ có nhãn hiệu mà khi người dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó thấy tốt thì sau đó cứ tìm nhãn hiệu đó để sử dụng.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hành ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng). Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc liên quan.
Quyền đối với nhãn hiệu được ghi nhận theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam hoặc ở một quốc gia bất kỳ chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam hoặc quốc gia đó. Để được bảo hộ ở một nước ngoài, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước ngoài đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;

– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn đăng ký thương hiệu độc quyền

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp nộp đơn ủy quyền qua đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ, công việc của công ty tư vấn luật chúng tôi sẽ bao gồm:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định đã có thì chi phí đăng ký nhãn hiệu phải kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10 rõ ràng để khi tính phí người ta sẽ tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm mỗi nhóm.

Vì vậy, quý vị nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.

5. Gia hạn đăng ký nhãn hiệu
Trong trường hợp hết hạn đăng ký nhãn hiệu thì các bạn vẫn có thể đăng ký gia hạn lần tiếp theo chứ không phải đăng ký mới.

Giấy đăng ký nhãn hiệu được gia hạn nhiều lần liên tiếp, cứ 10 năm một lần, vì thế khi cần gia hạn thì các bạn chỉ cần chú ý đến điều kiện và hồ sơ để có thể được gia hạn.

Cụ thể, để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Tiếp theo, hoàn thành đủ hồ sơ yêu cầu gia hạn:

1. Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

3. Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

4. Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

Mọi thông tin chi tiết hay còn thắc mắc gì về vấn đề dang ky nhan hieu hang hoa thì các bạn hãy liên hệ với công ty Luật thống nhất để được giải đáp nhé!