Trong bối cảnh năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời và điện sinh khối) trở thành hướng đi của nhiều nước phát triển và của thế giới, chiến lược điện năng tái tạo Việt Nam cũng đặt ra tham vọng sản xuất khoảng 452 tỷ kWh và chiếm khoảng 43% tổng năng lượng sơ cấp (năng lượng có sẵn trong tự nhiên).
Đây là thông tin được Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đưa ra tại Hội nghị Quốc tế bàn về phát triển công nghệ mới trong phát triển năng lượng tái tạo, nguồn và lưới điện được tổ chức tại Hà Nội ngày 14/3.

Theo báo cáo của VEA, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn không chỉ ở khu vực mà còn ở thế giới. Năng lượng tái tạo của Việt Nam như là năng lượng gió, điện mặt trời và sinh khối (khí sinh học, rác thải và bã mía, thực vật khác...) mới chỉ khai thác được một phần, còn chủ yếu ở dạng tiềm năng.


Năng lượng gió - một trong những nguồn năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ đạt tỷ lệ gần 1 nửa so với tổng lượng điện cả nước năm 2050.

Trong các nguồn năng lượng tái tạo hiện nay, tiềm năng về năng lượng sinh khối của Việt Nam có tỷ lệ lớn nhất, he thong dien nang luong mat troi đây là nguồn năng lượng phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, mới được khai thác hoặc chưa được khai thác triệt để: nhiên liệu sinh học, biogas, năng lượng từ rác thải đốt nóng, rác thải trong sản xuất nông nghiệp...

Theo tính toán của VEA, năm 2020 sản xuất điện năng từ rác thải đạt khoảng 1 tỷ kWh và 3,1 tỷ kWh vào năm 2030 và gần 6 tỷ kWh vào năm 2050. Khí sinh học đạt 8,5 tỷ kWh vào năm 2030 và 17 tỷ kWh vào năm 2050. Tổng lượng điện sinh khối có thể đạt 9 tỷ kWh vào năm 2020, 41,5 tỷ kWh năm 2030 và khoảng 80 tỷ kWh vào năm 2050.

Các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện gió hiện đang được đầu tư khai thác và mở rộng. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay vẫn là chi phí đầu tư cao, suất đầu tư/khấu hao lớn trong khi đó giá điện gió bán thương phẩm vẫn dưới mức khấu hao, không cạnh tranh so với giá thủy điện, nhiệt điện.

Theo VEA, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam đang rất lớn, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài một số nhà máy điện gió được xây dựng và đi vào hoạt động cung ứng trực tiếp điện cho lưới điện quốc gia, cả nước có khoảng 1.300 máy phát điện gió quy mô hộ gia đình, công suất 150 W đến 200 W được lắp đặt và sử dụng chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào. Tiềm năng khai thác năng lượng gió để xây dựng các nhà máy lớn và mô hình điện gió nhỏ hộ gia đình đang đặt ra cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam.

Về nguồn năng lượng nhiệt hạch (năng lượng mặt trời) hiện từ Đà Nẵng trở vào nhiều tỉnh có thời gian nắng, cường độ bức xạ mặt trời lớn với trên 2.000 đến 2.500 h/năm. Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn và hệ thống phát điện cỡ nhỏ, quy mô gia đình.

Theo ước tính của VEA, quy mô thiết kế lượng điện tái tạo của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng101 tỷ kWh, năm 2030 đạt khoảng 186 tỷ kWh và năm 2050 sẽ đạt khoảng 452 tỷ kWh. Lượng điện tái tạo từ năm 2030 sẽ phải cân bằng so với sản lượng điện của các nhà máy phát điện truyền thống như nhiệt điện chạy than, chạy khí và thủy điện.

Cụ thể, năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ đạt 32% tổng lượng điện năng cung cấp, năm 2050, điện tái tạo sẽ có sản lượng chiếm hơn 43% tổng lượng điện năng cung cấp, tương đương với tổng lượng điện của các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí đốt và nhiệt điện cung cấp cho nền kinh tế (khoảng 48%).

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA cho hay: "Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo trong đó có năng lượng gió, nhiệt năng và sinh khối, nhưng hiện có nhiều vướng mắc để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này cũng như chi phí cao, giá bán thấp. Để phát triển năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống cần chính sách ưu đãi đất đai, hạ tầng và cơ chế giảm chi phí nhập khẩu linh phụ kiện cho năng lượng tái tạo".

Nguồn: Dantri