Đầu năm 2017 vừa qua, công ty cổ phần Địa ốc Alibaba liên tục vấp phải nhiều nghi ngờ về tính minh bạch, rõ ràng về mặt pháp lý của công ty. Điển hình là thông tin bị nghi ngờ là Địa ốc Alibaba lừa đảo, là công ty ma, rửa tiền. Sau đó là tranh chấp pháp lý về hợp đồng đặt cọc giữa Địa ốc Alibaba và khách hàng. Vậy nguồn tin công ty cổ phần Địa ốc Alibaba lừa đảo liệu có phải là thật?

Địa ốc Alibaba lừa đảo 2 triệu đồng
Sau nguồn tin “Địa ốc Alibaba lừa đảo – là công ty ma, rửa tiền” vào đầu tháng tư năm nay, tưởng chừng công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba sẽ phải cẩn thận, dè chừng. Tuy nhiên, vào ngày 25/05, Địa ốc Alibaba lại một lần nữa bị tố cáo là công ty lừa đảo từ chính khách hàng với nội dung “Địa ốc Alibaba lừa đảo 2 triệu đồng” theo đơn tố cáo của ông Lê Quang Linh, một trong nhiều khách hàng đã đến xem và đặt mua dự án Địa ốc Alibaba Long Phước 3 thuộc chuỗi dự án Địa ốc Alibaba Long Phước – Tiếp bước thành công.


Vị trí dự án Khu dân cư Alibaba Long Phước 3

Cụ thể, ngày 24/04/2017, tại lễ mở bán dự án Alibaba Long Phước 3, ông Lê Quang Linh được chuyên viên tư vấn Địa ốc Alibaba hướng dẫn và cung cấp thông tin thông qua các bản vẽ thiết kế cùng sơ đồ liên quan đến dự án, đồng thời ông Linh cũng được chuyên viên đưa xuống phần đất đặt mua để xem thực tế. Tất cả mọi thỏa thuận đều được tiến hành một cách tự nguyện giữa khách hàng và chủ đầu tư. Sau khi xem toàn bộ thông tin chuyên viên cung cấp cùng chuyến đi thực tế xem dự án. Ông Lê Quang Linh đã quyết định đặt mua với thỏa thuận kýkết là cọc trước hai triệu đồng cho lô đất và sẽ bổ sung đủ cọc trong vòng 48 giờ theo quy định của công ty.


Hình ảnh thực tế tại dự án Alibaba Long Phước 3


Tất cả mọi thỏa thuận đều được tiến hành một cách tự nguyện giữa khách hàng và chủ đầu tư.

Đến ngày 22/05/2017, ông Lê Quang Linh có đơn kiện công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba lừa đảo tại Tòa án Nhân dân Quận Bình Thạnh về vấn đề “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”.Theo đơn khởi kiện, ông Lê Quang Linh cho biết “Phía Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba đã cố tình chiếm đoạt của ông hai triệu đồng, xem như chi phí thuê xe mà ông phải trả khi xuống xem đất”, ngoài ra ông Linh còn nhấn mạnh “Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba đã gây sức ép bắt ông Linh phải đặt tiền cọc mua đất, bằng thủ đoạn không hoàn trả tiền, có ý đồ muốn thu tiền nhiều thêm, đến nỗikhách phải đi vay. Đó là thái độ cưỡng ép khách hàng để chiếm đoạt tài sản”.

ĐỊA ỐC ALIBABA PHẢN KHÁNG
Tưởng chừng vụ việc trên sẽ còn sẽ kéo dài và gay cấn hơn nữa khi chính khách hàng là người tố cáo, vạch trần công ty Cổphần Địa ốc Alibaba là công ty ma, lừa đảo.Đến ngày 20/06/2017, Địa ốc Alibaba đã nhận được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với nội dung nguyên đơn là ông Lê Quang Linh có đơn xin rút đơn khởi kiện. Nghi vấn được đặt ra, tại sao ông Linh lại rút đơn khởi kiện khi trước đó tại phiên hòa giải diễn ra tại Tòa án Nhân dân Quận Bình Thạnh giữa ông với công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, ông khăng khăng cho rằng Địa ốc Alibaba đã cưỡng ép để chiếm đoạt hai triệu đồng của ông.

Ngày 01/08/2017, để bảo vệ uy tín và quyền lợi của mình, Địa ốc Alibaba đã trực tiếp gửi đơn đề nghị đến Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, phản kháng trước thông tin bịa đặt, vu khống của ông Lê Quang Linh. Địa ốc Alibaba khẳng định đã làm đúng theo quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc được giao kết giữa công ty với ông Linh. Địa ốc Alibaba hoàn toàn minh bạch, rõ ràng về mặt pháp lý. Do đó, ông Lê Quang Linh không hề có cơ sở, căn cứ để cho rằng Địa ốc Alibaba lừa đảo ông với số tiền chỉ 2 triệu đồng. Thiết nghĩ, một công ty có quy mô lớn như vậy, liệu có thể chỉ vì 2 triệu đồng mà đánh mất uy tín của mình, với số tiền 2 triệu đồng có đáng để công ty lừa đảo hay không?.


Hình ảnh tập thể nhân viên Địa ốc Alibaba