Nằm trong khối doanh nghiệp BĐS trong nước, công ty địa ốc alibaba theo dõi tình hình thị trường và các thông tin liên quan để kịp thời điều chỉnh kế hoạch phát triển các dự án trong tương lai. Vấn đề chung cư chưa có sổ hồng có được chuyển nhượng không được thường xuyên quan tâm cập nhật.


Các dự án mà Địa ốc Alibaba phát triển gồm có dự án long phước và các dự án khác thuộc vùng ven Sài Gòn liên tục tăng số lượng để cung ứng cho nhu cầu lựa chọn đa dạng của khách hàng. Địa ốc Alibaba cam kết chỉ cung ứng cho khách hàng các sản phẩm đầy đủ giấy tờ pháp lý.

Dự báo về triển vọng thị trường năm 2017, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng khó có khả năng xảy ra "bong bóng" BĐS, bởi thị trường chưa hội đủ các yếu tố để tạo nên "bong bóng" như kinh tế phát triển nóng, chính sách tín dụng bị buông lỏng, lệch pha trong cung cầu và có sự gia tăng rất lớn các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp. Thị trường BĐS nhà ở tại Việt Nam đã qua thời kỳ bong bóng BĐS từ năm 2011 và người mua hiện đang được tiếp cận mức tín dụng hợp lý hơn, tỷ lệ lạm phát thấp và Việt Nam là một trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại khu vực ASEAN. Luật sở hữu BĐS cho người nước ngoài được nới lỏng và tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh mẽ đã tạo ra những tín hiệu tích cực cho thị trường. Năm 2015, Việt Nam đã chính thức mở cửa cho người Việt định cư ở nước ngoài đầu tư BĐS và làn sóng đầu tư đến từ các công ty đa quốc gia và và các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh những yếu tố đáng lo ngại trên, thị trường BĐS còn bị kìm hãm bởi các yếu tố liên quan đến hệ thống pháp luật như cơ chế, chính sách; lực cản từ thủ tục hành chính, con người hành chính; chưa có đủ nguồn nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá vừa túi tiền người lao động, nhà ở cho thuê giá rẻ để giải quyết nhu cầu cấp bách của người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư...

Thực tế, trước khi hình thành một chu kỳ mới, thị trường BĐS thường trải qua 4 giai đoạn là phục hồi - tăng trưởng - sốt nóng - đóng băng. Ông Greg cho biết: Việt Nam đang có dấu hiệu dịch chuyển từ giai đoạn tăng trưởng và sốt nóng. Nếu quan tâm đến BĐS Mỹ vào giữa những năm 2000, các nhà đầu tư sẽ nhận thấy ở giai đoạn này, giá cả tăng vọt, các dự án xây dựng quy mô lớn và đa phần mọi người đều muốn mua BĐS.

Về thị trường BĐS những năm qua, một số chuyên gia đánh giá, thị trường đang vận hành theo chu kỳ lúc tăng - lúc giảm, có giai đoạn tăng trưởng nhưng có giai đoạn lại chững lại và suy thoái. Từ cuối năm 2013 đến nay, thị trường BĐS đã phục hồi nhưng trong năm 2016 đã xuất hiện xu thế chững lại và tiềm ẩn yếu tố rủi ro trong năm 2017.

Tuy nhiên, thị trường BĐS năm 2017 sẽ không xảy ra bong bóng bởi bong bóng BĐS chỉ xuất hiện khi có đủ các yếu tố. Đó là kinh tế phát triển nóng trong một giai đoạn ngắn; cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng quản lý không tốt, lỏng lẻo, vay làm dự án rất dễ, dẫn đến phá sản, nợ xấu xảy ra; kinh tế bùng phát, chứng khoán tăng nóng theo, một bộ phận có tiền đầu tư vào BĐS; hiện tượng đầu tư thứ cấp, nghĩa là người mua đi bán lại chứ không có nhu cầu ở thực…

Thị trường bất động sản (BĐS) hoạt động có tính chu kỳ và mỗi chu kỳ đều có sóng. BĐS sẽ dịch chuyển theo một khuôn mẫu có thể quan sát và dự đoán như các mùa trong năm. Các nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội nếu hiểu được chu kỳ thị trường. Tuy nhiên, chu kỳ này thường không ổn định, mà có tốc độ chuyển động riêng và sẽ là thách thức thực với các nhà đầu tư.

Theo một báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA), từ cuối năm 2013, thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng tích cực, đến năm 2015 thì đạt đỉnh. Sang năm 2016, thị trường có dấu hiệu chững lại và bắt đầu tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như: Lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng; nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng và nguồn vốn xã hội mà chủ yếu là của người mua nhà đổ vào rất lớn nhưng lại có xu hướng lệch về một số doanh nghiệp (DN) lớn; số lượng nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp tăng mạnh...

Ông Châu phân tích, nền kinh tế nước ta hiện vẫn đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng chậm, chưa có biểu hiện phát triển nóng; chính sách tín dụng cũng vẫn được Ngân hàng Nhà nước thực hiện thận trọng, chặt chẽ, linh hoạt và không có hiện tượng buông lỏng tín dụng.

Còn về yếu tố lệch pha cung - cầu trên thị trường BĐS, thị trường hiện nay đang có hiện tượng này nhưng chủ yếu chỉ phát triển nóng ở phân khúc cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng, nên yếu tố này chưa đủ điều kiện để dẫn đến “bong bóng” BĐS. Vấn đề đặt ra ở đây là Nhà nước cần điều chỉnh chính sách, cơ chế để điều tiết thị trường; DN cần tái cấu trúc đầu tư, tái cơ cấu dự án để điều chỉnh sản phẩm BĐS sang các phân khúc đang có nhu cầu thực và có tính thanh khoản cao như nhà ở có giá vừa túi tiền.

Các chuyên gia cũng cho biết, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM.., trong khi nhà bình dân thiếu rất nhiều so với nhu cầu thì lượng nhà cao cấp lại dư thừa. Do đó, các địa phương cần nghiên cứu thị trường BĐS một cách thấu đáo và đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa hiện tượng bong bóng BĐS, cung - cầu mất cân đối. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tái cơ cấu dự án, tái cấu trúc đầu tư để điều chỉnh sản phẩm BĐS sang các phân khúc có nhu cầu thực và có tính thanh khoản cao như nhà ở giá rẻ, nhà ở có giá vừa túi tiền.

Sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường BĐS có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị theo khuyến nghị của HoREA, mà điển hình; sẽ phát triển 200.000 - 300.000 căn hộ có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.