Thị trường đang vận hành theo quy luật cung - cầu và gặp nhau tại một số điểm nhất định, thể hiện ở dự án alibaba an phước triển khai trở lại bên cạnh sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Các sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu thực đã được thị trường chấp nhận. Ngược lại, các dự án “nằm trên giấy” vẫn đóng băng với khối lượng đáng kể.


Điều này chỉ đúng một phần. Trong 6 tháng đầu năm, thị trường đất nền giá rẻ đã có những khởi sắc nhất định nên đã tác động đến tâm lý của người mua. Ngoài ra, bất động sản vẫn luôn được coi là kênh đầu tư lâu dài và được xem là nơi tích trữ tài sản bền vững, trong khi các kênh đầu tư khác thiếu sự hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay.

Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Kiều (52 tuổi, ở thôn Phú Hải 2) lúc bà đang loay hoay chống lại khung cửa sắp sập. Bà Kiều cho biết, suốt hơn 3 năm qua, gia đình bà phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, vì dự án xây dựng sân golf của Công ty Phong Phú-Lăng Cô. “Sau cái ngày họ (phía chủ đầu tư sân golf-PV) về kiểm tra, đo đạc thì họ nói rằng, một tháng sau sẽ chuyển gia đình tui và các hộ dân trong thôn lên khu tái định cư mới. Gia đình tui đợi mãi, trong khi nhà cửa đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng vẫn không tu sửa được...”, bà Kiều nói trong lo lắng.

Nằm sát cạnh nhà bà Kiều là căn nhà cấp 4 của cụ bà Lê Thị Lư (80 tuổi) đã bị cơn bão giữa tháng 10/2013 thổi bay mấy tấm tôn trước mái hiên; bờ tường và một số lá cửa ở chái bếp cũng được chống đỡ tạm bờ bằng mấy cọc tre. Giọng buồn buồn, cụ Lư móm mém kể: “Thấy nhà cửa tạm bợ nên con trai tui nó có đi xin UBND xã để sửa lại mái nhà cho chắc chắn, nhưng vẫn không được. Vì nằm trong vùng quy hoạch, ai tu sửa nhà là bị xử phạt”. Tìm hiểu được biết, gia đình bà Kiều, cụ Lư chỉ là 2 trong số 78 nhà dân ở thôn Phú Hải 2 được Công ty Phong Phú-Lăng Cô kiểm kê và đưa vào “danh sách đỏ” (tức cấm tu sửa, cơi nới, xây dựng mới). Vì thế mà người dân ở đây hiện rất hoang mang, lo lắng trước tình cảnh nhà cửa xập xệ, nhất là mùa mưa bão đang đến gần…

Theo quy hoạch, khu đô thị này có diện tích hơn 400 héc ta, tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ đô la Mỹ. Tập đoàn Trung Nam san lấp được một phần. Những gia đình được đền bù đã chấp nhận ra đi. 10 mùa mưa bão đi qua trên những ngôi nhà chờ giải tỏa, người dân cắn răng chịu đựng. Và họ không đủ kiên nhẫn đợi chờ thêm nữa. Điển hình là hộ ông Ngô Bàng, Trần Thị Hường, Nguyễn Ngọc Khôi... đã bán rẻ hàng chục con trâu với giá “bèo”. Đến khi không được di dời, người dân mới biết là mình đã bị “sập hầm”!

Được quy hoạch để xây dựng sân golf 27 lỗ cùng các công trình resort, khách sạn... trên diện tích hàng trăm héc ta; nhưng suốt gần 3 năm qua, dự án này vẫn “án binh bất động” khiến gần 100 hộ dân sống ở thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) rơi vào cảnh cơ cực do nhà cửa không thể tu sửa, xây dựng vì vướng quy hoạch treo…

Ngoài 2 dự án xây dựng khu sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô của Công ty Thiên Đường và Hòa Bình bị “bỏ rơi”, dẫn đến tình trạng tàn phá rừng, khai thác cát trái phép như Báo CAND phản ánh, còn có dự án sân golf Phong Phú - Lăng Cô do Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú - Lăng Cô làm chủ được cấp phép xây dựng trên diện tích trên 300ha đất. Trong số đó, có 250ha rừng dẻ phòng hộ ven biển và diện tích còn lại thuộc đất sản xuất, nhà ở của người dân Phú Hải 2.

Tuy nhiên, sau khi đo đạc đất đai, nhà cửa và kiểm kê tài sản vào tháng 5/2012, cho đến nay chủ đầu tư đã bỏ mặc dự án này. Cũng từng ấy thời gian, 83 hộ dân, với 335 nhân khẩu, ở thôn Phú Hải 2 (xã Lộc Vĩnh) phải sống trong cảnh khổ sở, vì nhà cửa, đất đai, vườn tược... đều bị “treo” theo dự án sân golf. Nói về dự án sân golf, ông Hồ Hữu Hứa, Trưởng thôn Phú Hải 2 cũng không giấu được sự bức xúc: “Hiện bà con trong thôn ở cũng không được, đi cũng không xong vì dự án treo đã quá lâu! Thậm chí, nhiều đôi nam nữ sau khi kết hôn, muốn tách khẩu để xin UBND xã cấp đất xây nhà cũng không được xét duyệt nên nhiều người đành.