Địa ốc Alibaba trở thành công ty “đại chúng”

Vừa qua, Địa ốc Alibaba đã được trên một trăm tờ báo đăng tải thông tin về doanh nghiệp. Các đơn vị báo chí này gồm cả báo điện tử, báo giấy và truyền hình trực tuyến.

Nhờ đó, công ty Địa ốc Alibaba nổi tiếng khắp cả nước, dù phạm vi hoạt động của doanh nghiệp này chỉ mới dừng lại ở TP.HCM. Có lẽ, Địa ốc Alibaba nên cảm ơn Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, ông Lê Hoàng Châu, vì đã đứng ra PR cho công ty một cách hiệu quả như thế.

[​IMG] ​

Theo luận giải đó, người ta tự hỏi, liệu ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM có phải là một ‘con rối’ trong tay Nguyễn Thái Luyện – CEO kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Địa ốc Alibaba?

Ngày nay, chuyện sử dụng truyền thông bằng cách PR ngược không còn là phương pháp xa lạ đối với người trong nghề.

Nếu Địa ốc Alibaba thật sự có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có hành vi lừa đảo người tiêu dùng thì tại sao Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM lại không gửi công văn khiếu kiện đến cơ quan điều tra, yêu cầu làm rõ vụ việc. Mà thay vào đó, ông Châu lại đi “rêu rao” thông tin về doanh nghiệp này khắp nơi bằng cách gửi công văn cảnh giác với những căn cứ sơ sài lên báo đài?


Nguyên nhân trở thành “hiện tượng”

Chỉ trong ngày 15-11-2017, theo thống kê, đã có hơn 100 tờ báo đưa tin về Địa ốc Alibaba theo công văn mà Hiệp hội BĐS TPHCM đã gửi. Điều này khiến người người nhà nhà, nếu không đọc báo thì xem tivi, sẽ nhanh chóng tiếp cận được thông tin về Địa ốc Alibaba. Trước đó, Hiệp hội cũng đã gửi công văn đến Địa ốc Alibaba để “khai trừ” doanh nghiệp này ra khỏi Hiệp hội BĐS TPHCM. Và có lẽ, bước kế tiếp sẽ là sự minh oan từ phía công ty này? Thật là một chiến lược PR được chuẩn bị và dàn dựng hoàn hảo!

Ngoài cách lý giải trên, không thể hiểu theo cách nào khác đối với việc bỗng dưng Địa ốc Alibaba lại trở thành một “hiện tượng” và “nổi như cồn” trước sóng truyền thông, một cách bị động như vậy. Chưa kể, Địa ốc Alibaba chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bình thường như bao doanh nghiệp khác. Hơn nữa, Hiệp hội BĐS TPHCM chưa bao giờ “điểm mặt chỉ tên” và thể hiện sự quyết tâm “triệt tiêu” bất cứ doanh nghiệp bất động sản nào từ trước đến giờ. Phương châm của ông Lê Hoàng Châu khi nhận chức chức vụ chủ tịch hiệp hội này là: “Hiệp hội và các doanh nghiệp BĐS có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; Coi trọng công tác chăm sóc khách hàng trong giai đoạn quảng bá, bán sản phẩm, cũng như lúc giao nhà, và thực hiện hậu mãi chu đáo”. Cho nên, thậm chí, đối với các dự án sai phạm quy định xây dựng như dự án Thảo Điền Sapphire, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM vẫn đệ đơn trình cơ quan chức năng cho phép tồn tại dự án sai phạm, vì theo ông giải thích, làm gì cũng phải “có lý, có tình”.

Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại, trước những thông tin mà HoREA gửi, công ty Địa ốc Alibaba vẫn không có bất kỳ phản ứng gì. Được biết, trong khi bên ngoài dư luận đang xôn xao thì công ty này vẫn hoạt động bình thường như mọi khi. CEO công ty còn cho biết, nếu cơ quan chức năng tìm đến thanh tra, thì công ty sẽ sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin giấy tờ pháp lý. Ngoài ra Nguyễn Thái Luyện cũng cho biết, mọi công ty đều luôn trong quá trình hoàn thiện, vì vậy, nếu công ty có sai sót, thì sẽ điều chỉnh để làm tốt hơn trong tương lai.

Việc thể hiện thái độ “bình chân như vại” của Địa ốc Alibaba có phải rất đáng ngờ? Nếu những gì truyền thông đang đăng tải về Địa ốc Alibaba là sự thật, tại sao doanh nghiệp này lại điềm nhiên trước bão tố “sống còn” như thế? Là do doanh nghiệp có bản lĩnh vững vàng? Hay chỉ có một nguyên nhân đáng tin, đó là do sự sắp xếp để tạo ra scandal của CEO “thiên tài” từ công ty “Thánh Gióng” này?

Với những lý do như trên, việc Địa ốc Alibaba được lên sóng trên báo đài khắp cả nước, thật khó tin được là do “vô tình”. Nhưng dù là với lý do gì đi nữa, việc “quảng bá thương hiệu” một cách mạnh mẽ mà không cần tốn kém chi phí cho truyền thông, vẫn khiến người khác cảm thấy khâm phục.